ĐỂ CÓ CUỘC VƯỢT CẠN AN TOÀN - NHỮNG LƯU Ý QUAN TRỌNG

Ngày đăng: 11/16/2023

Sáng ngày 15/11/2023, Trung tâm Y tế huyện Hiệp Hòa tiếp nhận sản phụ Đoàn Thị N. (Sinh năm 1998, tại Hùng Sơn) đến đăng ký nhập viện sinh khi thai được 39 tuần, chuyển dạ lần 2. Khi sản phụ đến Khu Khám bệnh mặc dù đã được ưu tiên đăng ký ngay để lên phòng khám nhưng vừa bước lên 1 nửa cầu thang thì sản phụ có dấu hiệu vỡ ối, đến cửa Phòng khám Phụ sản thuộc Khoa Khám bệnh, sản phụ lập tức được các y bác sĩ phòng khám hỗ trợ, đưa ngay lên bàn đẻ ở phòng khám để đỡ đẻ vì sản phụ đã có dấu hiệu chuyển dạ, không kịp đưa vào Khoa Phụ sản – CSSKSS để đỡ nữa. Ngay sau khi nhận được tin báo, các y bác sĩ lập tức huy động ekip và phương tiện cấp cứu. Với sự bình tĩnh phối hợp nhịp nhàng, các y bác sĩ Khoa Phụ sản – CSSKSS đã kịp thời đỡ đẻ cho sản phụ N. ngay tại Phòng Khám Phụ sản ở Khoa Khám bệnh. Tiếng khóc chào đời của bé trai nặng 3,4 kg như xua tan đi hết cái gió lạnh mùa đông bắc mới tràn về. Chúc mừng gia đình sản phụ đã có một cuộc chuyển dạ sinh vừa đáng nhớ, lại kịp thời an toàn 

Hình ảnh Gia đình sản phụ Đoàn Thị N. bế con vừa chào đời trong niềm hạnh phúc, may mắn.

 

Qua trường hợp này, các bác sĩ cũng khuyến cáo: phụ nữ có thai nên thăm khám thai định kỳ, chủ động đến viện sớm khi có các dấu hiệu chuyển dạ như nước ối vỡ, ra máu dấu báo, cơn gò tử cung, đau bụng nhiều...

⛔ NHỮNG LƯU Ý QUAN TRỌNG

1️⃣ Ngày dự sinh:

👉 Ngày dự sinh là ngày ước đoán thai nhi được khoảng 40 tuần tuổi, không nhất định đó phải là ngày bé chào đời mới gọi là bình thường. Chỉ có khoảng 1/20 bà mẹ sinh đúng ngày này, còn lại, có thể sớm hơn hay trễ hơn trong vòng 1-2 tuần. Vì thế, những ngày gần đến ngày dự sinh sản phụ cần đi khám thai nhiều lần hơn và khoảng cách giữa các lần khám thai thường gần nhau hơn. Vì những tháng cuối trước ngày dự sinh là khoảng thời gian mà mẹ có thể có dấu hiệu chuyển dạ sinh bé. Do đó, bác sĩ cần kiểm tra tim thai thường xuyên hơn để bảo đảm thai nhi luôn trong tình trạng khỏe mạnh, không bị suy thai cũng như khám thai để tìm các dấu hiệu gợi ý chuyển dạ sinh.

2️⃣ Cơn gò chuyển dạ và cử động thai là 2 yếu tố quan trọng bác sĩ cần bạn hiểu đúng và theo dõi tốt.

✅ CƠN GÒ CHUYỂN DẠ giúp các gia đình sẵn sàng cho một cuộc sinh kịp thời.

✅ CỬ ĐỘNG THAI cho bạn biết sức khỏe và sự an toàn của con trong bụng.

3️⃣ Ngoài ra, CẢM GIÁC ĐAU cũng là một trong những yếu tố có nhiều lưu ý cho các gia đình sản phụ.

👩‍⚕️ Chúng ta nên hiểu rằng, cảm giác đau và giới hạn đau ở mỗi sản phụ là không giống nhau. Vậy nên không thể dựa vào cảm giác đau để dự đoán tiến triển của cuộc sinh. Cơn gò mới là dấu hiệu đúng và cần được quan tâm hơn cảm giác đau bụng. Rất có thể, với một số người, cảm giác đau bụng chỉ xuất hiện ở giai đoạn muộn, đến khi sắp sinh, mót rặn mới có cảm giác đau.

🆘 Đặc biệt với các gia đình ở xa nơi sinh hoặc thai phụ sinh con rạ - con lần 2 trở đi (có diễn tiến cuộc sinh nhanh hơn con so), việc dựa vào dấu hiệu chuyển dạ đúng-cơn gò đúng sẽ giúp các gia đình thu xếp thời gian và sự chuẩn bị đi đến bệnh viện sinh tốt hơn, kịp lúc và an toàn hơn.

👉 Vì vậy, khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường, để bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé toàn diện cũng như giúp mẹ an tâm hơn trong khi chuyển dạ, các sản phụ hãy nhớ đến ngay TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN HIỆP HÒA để khám và trải nghiệm cuộc sinh an toàn nhé ❤️❤️❤️

Người đăng: admin